“OMOTENASHI” : TRIẾT LÝ VỀ LÒNG HIẾU KHÁCH CỦA NGƯỜI NHẬT
21/10/2022 14:54
OMOTENASHI LÀ GÌ?
Có bao giờ bạn đã nghe thấy từ “omotenashi” trước đây? Từ này về cơ bản có nghĩa là lòng hiếu khách của người Nhật và đã trở nên phổ biến kể từ khi được sử dụng trong bài phát biểu ứng cử viên Thế vận hội Tokyo 2020. Omotenashi ghi lại cách mà chủ nhà Nhật Bản chú ý đến từng chi tiết và phán đoán nhu cầu của khách.
NGUỒN GỐC CỦA OMOTENASHI
Khái niệm Omotenashi lần đầu tiên xuất bởi cha đẻ của trà đạo Nhật Bản, Sen no Rikyu, thông qua cách để hài lòng khách của mình qua . Trong một chakai (trà đạo Nhật), mỗi trải nghiệm là “ichigo ichie”, là trải nghiệm chỉ có một lần trong đời. Vì vậy, người ta cho rằng cả chủ nhà và khách phải hành động với tất cả sự chân thành.
Đối với chủ nhà, sự chân thành này đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng để vị khách có thể có những trải nghiệm đáng nhớ nhất có thể. Đôi khi phải mất đến một năm để chuẩn bị cho một buổi trà đạo vì cần chọn đúng loại hoa, bộ trà, cuộn giấy treo và bánh kẹo để phù hợp với mùa và sở thích của khách. Chủ nhà sẽ tiếp tục tìm kiếm khắp nơi nếu chủ nhà không thấy tách trà hoàn hảo, phù hợp cho khách từ bộ sưu tập của họ. Các bậc thầy trà cho biết đây là phần khó khăn nhất, nhưng cũng là phần sáng tạo và thú vị nhất trong khâu chuẩn bị và là điều sẽ làm cho buổi tiệc trà trở nên hoàn thiện.
Do đó, suy nghĩ và sự quan tâm vô hình đằng sau việc lựa chọn đồ trang trí và tách trà phù hợp nhất cho vị khách là điều cần thiết của omotenashi.
Trong một chakai, trà được chuẩn bị trước mặt khách. Việc chuẩn bị bắt đầu từ việc làm sạch cốc theo phương pháp truyền thống và nghi lễ. Hành động chuẩn bị đó đã bày tỏ rằng chủ tiệc không có gì để che giấu – và chứng minh sự trung thực của họ. Một trong những gốc rễ của từ Omotenashi là cụm từ “omote-ura nashi” có nghĩa là “không có mặt trước hay mặt sau”, nói cho dễ hiểu hơn thì trong chakai không hề có mặt tốt và mặt xấu, nó chỉ thể hiện sự hiếu khách đến từ tấm lòng của chủ nhà.
Mục tiêu của chakai là phục vụ trà ngon nhất cho khách. Nghĩ của Omotenashi còn xuất phát từ cụm từ tiếng Nhật có nghĩa là “hoàn thành thông qua cả các khái niệm và thực thể.” Chỉ với sự kết hợp của các vật liệu tốt nhất – chẳng hạn như trà cụ, hoa và sự hiếu khách của chủ nhà – thì trà ngon mới có thể được phục vụ cho khách. Thông qua những nghi thức, khi vị khách uống trà, họ sẽ trân trọng chén và trả lại cốc rỗng cho chủ nhà. Mỗi hành động đều có một ý nghĩa. Trong khi Omotenashi không chỉ phụ thuộc vào chủ nhà, mà nó cũng đòi hỏi sự phối hợp của khách.
Ở Tokyo hiện đại, các nghi lễ trà đạo có thể bao gồm từ thủ tục truyền thống, đến những nghi lễ mang hơi hướng hiện đại. Cả hai đều là những cách tuyệt vời để hiểu rõ Omotenashi của Nhật Bản và giúp chúng tiếp tục tồn tại hoà hợp trong thời hiện đại.
SỰ KHÁC BIỆT GIỮA “DỊCH VỤ” VÀ OMOTENASHI
Ở phương Tây, “dịch vụ” thường đề cập đến mối quan hệ giữa nhà cung cấp dịch vụ và khách hàng. Các giao dịch giữa hai bên đòi hỏi phí dịch vụ và lợi nhuận thường là tiền tệ.
Một trong những điểm khác biệt chính giữa “dịch vụ” và lòng hiếu khách của người Nhật (omotenashi) là dịch vụ phương Tây thường được thực hiện với hy vọng rằng khách hàng sẽ trả tiền cho một sản phẩm hoặc một dịch vụ bổ sung, trong khi omotenashi được thực hiện mà không mong đợi bất cứ hồi đáp nào.
Lòng hiếu khách của người Nhật thường không được nhìn thấy như “dịch vụ”. Dịch vụ đôi khi mang ngụ ý hoặc trắng trợn nhắc nhở khách hàng rằng họ đang được cung cấp một sản phẩm. Mặt khác, omotenashi thường vô hình đối với khách hàng và về cơ bản không bao giờ nên cố ý nhắc nhở khách hàng về sự tồn tại đó.
TRẢI NGHIỆM CỦA BẠN VỚI OMOTENASHI
Ngay cả trong thời đại ngày nay, văn hóa Nhật Bản nhấn mạnh tầm quan trọng của những cuộc gặp gỡ mới, và tinh thần Omotenashi đã thấm nhuần trong cuộc sống hàng ngày của người Nhật. Nó đã hướng dẫn cách chào đón khách, cách khách hàng được đối xử tại các nhà hàng, đến cách các đối tác kinh doanh đối xử với nhau.
Sen no Rikyū (1522-1591), bậc thầy trà đạo vĩ đại, người đã bắt đầu truyền thống mà chúng ta gọi là chado hay “trà đạo” ngày nay, đã để lại một triết lý sâu sắc về Omotenashi để tiếp đón những vị khách hàng ngày của mình:
“Bởi vì cuộc sống đầy bấp bênh, người ta phải khắc sâu vào trái tim mình những sự kiện trong ngày như thể không có ngày mai. Trà đạo hôm nay là một trải nghiệm chỉ có một lần trong đời, và chúng ta, cùng với các vị khách của mình, phải hết lòng đối đãi trong cuộc gặp gỡ với sự chân thành”.
Nguồn: “Omotenashi”: Triết lý về lòng hiếu khách của người Nhật — TOKI