CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI NGỌC MINH ĐAN
Số 162 Nguyễn Ngọc Nhựt, Phường Tân Quý, Quận Tân Phú, TP. HCM

Nhật Bản đứng thứ 118/146 quốc gia về bình đẳng giới vào năm 2024. Dù  sự cải thiện so với vị trí thứ 125 của năm trước nhưng vẫn là quốc gia xếp hạng thấp nhất trong nhóm G7.

Theo Báo cáo Khoảng cách Giới Toàn cầu năm 2024 công bố ngày 12/6 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới, Iceland một lần nữa là quốc gia gần đạt được bình đẳng giới hoàn toàn nhất.

Báo cáo thường niên này phân tích mức độ bình đẳng giới trong 4 lĩnh vực: giáo dục, y tế, chính trị và kinh tế. Bình đẳng giới hoàn toàn được giả định là 100%.

Mức độ bình đẳng giới toàn cầu năm 2024 là 68,5%, tăng 0,1% so với năm 2023. Trong đó, bình đẳng giới ở lĩnh vực kinh tế đã được cải thiện nhưng ở lĩnh vực chính trị lại đang trì trệ.

Diễn đàn Kinh tê Thế giới ước tính, với tốc độ hiện tại, thế giới sẽ phải mất 134 năm nữa mới đạt được bình đẳng giới một cách hoàn toàn.

Mức độ bình đẳng giới của Nhật Bản là 66,3%, tăng 1,6% so với năm trước. Trong nhóm các nước G7, Ý là quốc gia có mức độ bình đẳng giới thấp thứ hai, xếp thứ 87.

phong-trao-phan-doi-phan-biet-gioi-tinh-o-nhat-ban
Tuần hành phản đối phân biệt giới tính ở Nhật Bản năm 2022. Ảnh: Mainichi

Khảo sát về bình đẳng giới đầu tiên của Diễn đàn Kinh tế Thế giới được thực hiện vào năm 2006, bao gồm 115 quốc gia.

Kể từ đó, thứ hạng của Nhật Bản có xu hướng đi xuống. Mức độ bình đẳng giới của nước này vẫn không có nhiều thay đổi trong khi các quốc gia khác đã đạt được tiến bộ trong nỗ lực bình đẳng giới.

Bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế của Nhật Bản là 56,8%, phản ánh số lượng phụ nữ ở vị trí quản lí và điều hành tại các công ty Nhật còn thấp.

Trong lĩnh vực chính trị, tỉ lệ này là 11,8%, được cải thiện nhờ việc Nhật Bản bổ nhiệm 5 phụ nữ vào Nội các trong năm ngoái. Tuy nhiên, phụ nữ chỉ chiếm khoảng 10% số thành viên Hạ viện, cho thấy sự tham gia của họ vào chính trị ở Nhật Bản còn ở mức thấp.

Năm thứ 15 liên tiếp, Iceland đứng đầu danh sách với tỉ lệ bình đẳng giới là 93,5%. Phần Lan và Na Uy là hai nước tiếp sau, ở vị trí thứ hai và thứ ba.

Trong số các nước láng giềng của Nhật Bản, Hàn Quốc đứng thứ 94 (tỉ lệ 69,6%) và Trung Quốc ở vị trí 106 (tỉ lệ 68,4%). Việt Nam ở vị trí 72, với mức độ bình đẳng giới đạt 71,5%.

Quốc gia xếp cuối bảng là Sudan (tỉ lệ 56,8%).

nguồn: kilala.vn

0979 117 389