CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI NGỌC MINH ĐAN
Số 162 Nguyễn Ngọc Nhựt, Phường Tân Quý, Quận Tân Phú, TP. HCM

Lễ hội Oshougatsu - Sự kiện quan trọng đối với người Nhật 

1. Vậy lễ hội Oshougatsu là gì ?
Tháng Giêng tại Nhật Bản được gọi là “Oshougatsu” có nghĩa là “Chính Nguyệt”. Tết cổ truyền trong tiếng Nhật gọi là “Oshougatsu” bắt nguồn từ phong tục chào đón vị thần năm mới Toshigamisama, vị thần tượng trưng cho sức khỏe, may mắn và phát đạt. Ngày xưa khi Nhật Bản còn đón tết âm lịch như các nước khu vực châu á khác, Oshougatsu được dùng để gọi cho lễ chào đón năm mới. Tuy nhiên sau này Nhật bản chuyển sang đón tết dương tức là ngày đầu tiên của tháng riêng dương lịch – một trong những ngày lễ truyền thống quan trọng nhất trong năm, một dịp để mọi người trong gia đình xa gần tụ họp, cầu chúc cùng nhau đón năm mới.

Tết Oshougatsu diễn ra từ ngày 1 đến 3-1. Người dân Nhật Bản chuẩn bị cho lễ hội từ ngày 8/12 đến 12/12. Vào những ngày này, mọi gia đình đều dọn dẹp sạch sẽ, chuẩn bị đồ dùng và trang trí nhà cửa đón năm mới. Ngày 1/1 là một ngày quan trọng, đánh dấu sự bắt đầu của một năm mới. Người ta quan niệm rằng, xem mặt trời mọc vào ngày này là việc làm tốt nhất để chào đón một năm mới thịnh vượng, may mắn và tốt đẹp. Tết Nhật Bản có những điểm tương đồng với các nước phương Đông, tuy nhiên cũng có nét đặc sắc về phong tục tập quán khác biệt với nhiều nghi thức đặc biệt và mang phong cách riêng của một đất nước giàu truyền thống.

2. Treo Shimenawa trước cửa nhà​
Vào dịp này, các gia đình Nhật Bản sẽ đặt trước cổng nhà hoặc công ty cây nêu hoặc cây Kadomatsu gồm những cành thông xếp vào những ống tre tươi vát chéo. Người Nhật quan niệm tre là chiếc thang để đón thần năm mới, còn thông mang lại sự may mắn và trường thọ. Ngoài ra những vật dụng khác như dây thừng bện bằng cỏ khô, các dải giấy trắng cũng được dùng để trang trí, tượng trưng cho những mong ước của người Nhật trong năm mới. Ngoài ra, người Nhật còn treo bùa Shimekazari trong ngày Oshougatsu với ý nghĩa không cho ma quỷ vào nhà.

Tương truyền rằng, vị thần Toshigamisama sẽ hạ giới và trú ẩn trong cây tùng này. Ngày xưa người ta thường dựng cây tùng vào ngày 13/12 là ngày bắt đầu các công việc chuẩn bị đón Tết. Còn gần đây là ngày 27 hoặc 28 nhưng người ta tránh không dựng cây tùng vào ngày 29 và đêm giao thừa. Trên khung cửa của không ít gia đình Nhật còn trang trí các vật phẩm như đồ đan bằng lá màu trắng, quả quýt, thừng bện bằng cỏ, dải giấy trắng. Tùng tượng trưng cho trẻ mãi không già; quả quýt màu da cam tượng trưng cho muôn đời thịnh vượng; thừng bện bằng cỏ được treo ở điện thờ hoặc nơi thờ cúng, kính dâng lên thần linh cầu tài lộc; lá cây màu trắng nói lên sự trinh bạch không tì vết; còn dải giấy trắng mang ý nghĩa tẩy sạch vết nhơ và xua đuổi tà ma.

3. Thờ cúng tổ tiên và các vị thần

Việc thờ cúng tổ tiên và các vị thần cũng là công việc đặc trưng của nhiều nước Châu Á, năm mới là dịp để kính nhớ đến ông bà, tổ tiên, các vị thần đã phù trợ cho họ vượt qua bao sóng gió, khó khăn. Nếu ở Việt Nam, thường chúng ta sẽ trưng bày mâm ngũ quả, bánh chưng, bánh dày, các món ăn truyền thống ngày tết lên bàn thờ ông bà tổ tiên thì ở Nhật họ sẽ đặt bánh dầy hoặc bánh Tokonoma lên bàn thờ, nhằm tỏ lòng thành kính và mong được các vị thần kinh phù hộ may mắn, sức khỏe, bình an. Người dân Nhật Bản tôn trọng việc thờ cúng vì họ tin rằng giữa người sống và người chết luôn luôn có mối quan hệ mật thiết và hỗ trợ nhau.

OShougatsu là gì

Thờ cúng tổ tiên ngày Tết ở Nhật

Vào những ngày Tết, con cháu thì sẽ thì thăm hỏi, khấn vái tiền nhân, cầu chúc cho họ có một cuộc sống nhẹ nhàng cũng như bày tỏ lòng biết ơn kính trọng đến với những người thân yêu. Tổ tiên thì phù hộ cho các thế hệ sau tràn ngập niềm vui, ấm no, hạnh phúc, mong con cháu ăn nên làm ra, phát triển trong sự nghiệp lẫn cuộc sống cá nhân.

Đây là một nghi lễ rất quan trong, không thể thiếu trong Tết truyền thống Oshougatsu tại đất nước Nhật Bản.

4. Treo Shimenawa trước cửa nhà
Vào dịp này, các gia đình Nhật Bản sẽ đặt trước cổng nhà hoặc công ty cây nêu hoặc cây Kadomatsu gồm những cành thông xếp vào những ống tre tươi vát chéo. Người Nhật quan niệm tre là chiếc thang để đón thần năm mới, còn thông mang lại sự may mắn và trường thọ. Ngoài ra những vật dụng khác như dây thừng bện bằng cỏ khô, các dải giấy trắng cũng được dùng để trang trí, tượng trưng cho những mong ước của người Nhật trong năm mới. Ngoài ra, người Nhật còn treo bùa Shimekazari trong ngày Oshougatsu với ý nghĩa không cho ma quỷ vào nhà.

お正月 05 shimekazari-big

Tương truyền rằng, vị thần Toshigamisama sẽ hạ giới và trú ẩn trong cây tùng này. Ngày xưa người ta thường dựng cây tùng vào ngày 13/12 là ngày bắt đầu các công việc chuẩn bị đón Tết. Còn gần đây là ngày 27 hoặc 28 nhưng người ta tránh không dựng cây tùng vào ngày 29 và đêm giao thừa. Trên khung cửa của không ít gia đình Nhật còn trang trí các vật phẩm như đồ đan bằng lá màu trắng, quả quýt, thừng bện bằng cỏ, dải giấy trắng. Tùng tượng trưng cho trẻ mãi không già; quả quýt màu da cam tượng trưng cho muôn đời thịnh vượng; thừng bện bằng cỏ được treo ở điện thờ hoặc nơi thờ cúng, kính dâng lên thần linh cầu tài lộc; lá cây màu trắng nói lên sự trinh bạch không tì vết; còn dải giấy trắng mang ý nghĩa tẩy sạch vết nhơ và xua đuổi tà ma.

5. Lì xì đầu năm

Cũng giống như Việt Nam, vào ngày đầu của năm mới, trẻ em Nhật Bản sẽ được nhận tiền lì xì từ bố mẹ, ông bà và những người thân trong gia đình. Tiền mừng tuổi đó sẽ được gọi là Otoshidama. Người lớn ở Nhật trao cho con em họ những Otoshidama với mục đích mong sang năm mới, thêm một tuổi mới, đứa trẻ đó sẽ chững chạc, trưởng thành hơn, luôn vui vẻ và thành công trong học tập.

OShougatsu là gì

Lì xì đầu năm ở Nhật

Ngoài hoạt động mừng tuổi đầu năm, người dân xử sở mặt trời mọc có thêm một hoạt động truyền thống đó là viết bưu thiếp. Điều này, gần giống như văn hóa phương Tây khi mà người gửi sẽ viết những lời chúc tốt đẹp nhất, thể hiện tình cảm chân thành nhất của bản thân đến người được nhận tấm bưu thiếp đó. Hoạt động trên thể hiện rõ văn hóa “ Cám ơn “ của người Nhật.

0979 117 389