Bảng chữ cái N5
15/01/2024 13:22
I. Bảng chữ cái Hiragana
Bảng chữ cái Hiragana (chữ mềm) là bảng chữ cái cơ bản trong tiếng Nhật. Việc thuộc lòng bảng Hiragana là việc đầu tiên mà người bắt đầu học tiếng Nhật phải làm để chuẩn bị tốt cho việc học lên cao.
Hiragana bao gồm 46 chữ cái cơ bản. Hãy cùng Ngọc Minh Đan chinh phục bảng chữ cái Hiragana nhé!
あ(a) – い(i) – う(u) – え(e) – お(o)
Hàng đầu tiên trong bảng chữ cái Hiragana là hàng quan trọng nhất, vì nó quyết định cách phát âm của tất cả các hàng sau đó. Các hàng sau đó đều có cách phát âm là a-i-u-e-u đi kèm với các phụ âm khác nhau. Nguyên âm あ – い – う – え – お sẽ được lặp lại liên tục, vì vậy bạn cần nắm rõ cách phát âm chuẩn xác của chúng.
Chữ cái あ được phát âm giống với chữ “a” trong từ “ba má” hay “cái ca”. Để ghi nhớ chữ cái này, bạn có thể nhìn vào ký tự “A” được lồng trong nó. Chữ お trong bảng Hiragana cũng trông khá giống với chữ あ, nhưng lại không có ký tự “A” như trên, đó là cách để phân biệt chúng.
+い được phát âm giống với “I” trong từ “bị ngã”
+う có cách phát âm giống với “u” trong hay “xe lu”
Trong bảng chữ cái Hiragana, chữ cái う có thể được ghi nhớ bằng cách nhìn vào một chữ “U” nằm ngang được lồng vào. Bạn có thể tưởng tượng đó là một chiếc miệng mở ra để phát âm tiếng “u” trong chữ
+え được phát âm là “ê”, giống như trong “con dê”
Để ghi nhớ chữ cái え trong bảng chữ cái Hiragana, bạn có thể liên tưởng đến hình ảnh một con chim với lông mào trên đầu.
お có cách phát âm giống với “ô” trong “cái ô” hay “phô tô”
Chữ cái お trong bảng chữ cái Hiragana có hai ký tự “o” được lồng vào nhau. Để ghi nhớ chữ cái này, bạn có thể tưởng tượng việc gõ hai lần chữ “o” trong bộ gõ tiếng Việt để tạo thành “ô”.
か(ka) – き(ki) – く(ku) – け(ke) – こ(ko)
Hàng tiếp theo trong bảng chữ cái Hiragana là hàng “K”. Bạn chỉ cần ghép phụ âm “k” với các nguyên âm cơ bản trong tiếng Nhật để tạo thành cách đọc か-き-く-け-こ.
+か là cách ghép giữa “k” với âm “あ”, ta đọc là “か”
+き là sự kết hợp của “k” với âm “い”, có cách đọc là “き”
Trong bảng chữ cái Hiragana, chữ cái き có hình ảnh tương đối giống với chiếc chìa khóa.
+く là cách ghép giữa “k” với âm “う”, tạo nên “く ”
+け là sự kết hợp của “k” với âm “え”, tạo thành “け”
Bạn có thể nhầm lẫn chữ Hiragana け (ke) với chữ Hiragana き (ki) khi cho rằng chữ け giống với cái chum.
+こ là cách ghép giữa “k” với “お”, tạo thành “ko”
さ(sa) – し(shi) – す(su) – せ(se) – そ(so)
Hàng “S” trong bảng chữ cái Hiragana có một trường hợp ngoại lệ. Khi ghép với nguyên âm “i”, phụ âm “s” sẽ được đọc là “shi”. Hàng này bao gồm các chữ cái さ-し-す-せ-そ.
+さ là cách ghép giữa “s” với âm “あ”, ta đọc là “さ”
+し là sự kết hợp của “sh” với âm “い”, có cách đọc là “し”
Trường hợp đặc biệt đầu tiên trong bảng chữ cái Hiragana là khi ghép phụ âm “s” với nguyên âm “i”, ta sẽ viết là “shi” để phân biệt với cách viết “si” trong romaji.
+す là cách ghép giữa “s” với âm “う”, tạo nên “す”
+せ là sự kết hợp của “s” với âm “え”, tạo thành “せ”
+そ là cách ghép giữa “s” với “お”, tạo thành “そ”
た(ta) – ち(chi) – つ(tsu) – て(te) – と(to)
Hàng thứ tư trong bảng hiragana, hàng “T-“. Bạn sẽ dễ dàng thấy kỹ thuật ghi nhớ qua hình ảnh hiệu quả rõ rệt. Giống với hàng “S-“, hàng “T-“ cũng có các trường hợp đặc biệt ở hai chữ ち(chi) và つ (tsu).
+た là cách ghép giữa “t” với âm “あ”, ta đọc “た”
Dễ nhận thấy, chữ “ta” viết bằng ký tự Latinh được lồng ngay trong chữ hiragana.
+ち là sự kết hợp của “ch” với âm “い”, có cách đọc là “ち”
Dù cũng thuộc hàng T nhưng chữ cái này sẽ được đọc là “chi”, chứ không phải là “ti”.
+つ là cách ghép giữa “ts” với âm “う”, tạo nên “つ”
Đây lại là một trường hợp ngoại lệ khác, chúng ta sẽ đọc là “tsu” thay vì “tu”.
+て là sự kết hợp của “t” với âm “え”, tạo thành “て”
+と là cách ghép giữa “t” với “お”, tạo thành “て”
な(na) – に(ni) – ぬ(nu) – ね(ne) – の(no)
+な là cách ghép giữa “n” với âm “あ”, ta đọc là “な”
+に là sự kết hợp của “n” với âm “い”, có cách đọc là “に ”
+ぬ là cách ghép giữa “n” với âm “う”, tạo nên “ぬ ”
Chữ ね được hình ảnh hóa bằng con mèo, và trong tiếng Nhật, con mèo là ねこ.
+の là cách ghép giữa “n” với “お”, tạo thành “の”
は(ha) – ひ(hi) – ふ(fu) – へ(he) – ほ(ho)
+は là cách ghép giữa “h” với âm “あ”, ta đọc là “は”
+ひ là sự kết hợp của “h” với âm “い”, có cách đọc là “ひ”
+ふ là cách ghép giữa “f/h” với âm “う”, tạo nên “ふ”
+へ là sự kết hợp của “h” với âm “え”, tạo thành “へ”
+ほ là cách ghép giữa “h” với “お”, tạo thành “ほ”
ま(ma) – み(mi) – む(mu) – め(me) – も(mo)
+ま là cách ghép giữa “m” với âm “あ”, ta đọc là “ま”
+み là sự kết hợp của “m” với âm “い”, có cách đọc là “み”
+む là cách ghép giữa “m” với âm “う”, tạo nên “む”
+め là sự kết hợp của “m” với âm “え”, tạo thành “め” Chữ め trong tiếng Nhật, con mắt cũng được đọc là め (me).
+も là cách ghép giữa “m” với “お”, tạo thành “mo”
や(ya) – ゆ(yu) – よ(yo)
+や là cách ghép giữa “y” với âm “あ”, ta đọc là “や”
+ゆ là cách ghép giữa “y” với âm “う”, tạo nên “ゆ”
+よ là cách ghép giữa “y” với “お”, tạo thành “よ”
ら(ra) – り(ri) – る(ru) – れ(re) – ろ(ro)
+ら là cách ghép giữa “r” với âm “あ”, ta đọc là “ら”
+り là sự kết hợp của “r” với âm “い”, có cách đọc là “り”
+る là cách ghép giữa “r” với âm “う”, tạo nên “る”
+れ là sự kết hợp của “r” với âm “え”, tạo thành “れ”
+ろ là cách ghép giữa “r” với “お”, tạo thành “ろ”
わ(wa) – を(wo) – ん(n)
Đây là nhóm cuối cùng trong bảng chữ cái.
+わ là cách ghép giữa “w” với âm “あ”, tạo nên “わ”
Chữ わ nhìn khá giống với れ、ぬ、め và đặc biệt là ね. Các bạn sẽ dễ bị nhầm khi mới bắt đầu học
+を là sự kết hợp của “w” với âm “お”, tạo thành “を”
Âm “w” trong chữ cái này được phát âm rất nhẹ, gần như giống với âm câm. Nên ở một mức độ nào đó, bạn có thể phát âm nó giống với お.
ん chỉ có cách đọc là âm “-n”. Đây là chữ cái tiếng Nhật duy nhất chỉ gồm một phụ âm.
II. Bảng chữ cái Katakana
Chữ Katakana được sử dụng rất nhiều trong tiếng Nhật. Chức năng phổ biến nhất của nó là để phiên âm lại các từ tiếng nước ngoài (không phải tiếng Nhật). Chữ Katakana chứa những nét thẳng – nét cong – nét gấp khúc giống như các nét trong chữ Hán, là kiểu chữ đơn giản nhất trong 3 bảng chữ cái tiếng Nhật. Nếu Hiragana là bảng chữ mềm thì Katakana là bảng chữ cứng , được sử dụng để phiên âm các từ mượn nước ngoài như tên quốc gia, địa danh, tên công ty.
Katakana (カタカナ) là bảng chữ cái chính thức thứ hai trong tiếng Nhật. Nó đã xuất hiện ngay sau bảng chữ cái Hiragana. Katakana đóng vai trò quan trọng trong việc hoàn thiện hệ thống chữ viết thuần Nhật.
Bảng chữ cái Katakana thể hiện sự đơn giản hóa của các bộ thủ từ chữ viết Trung Hoa. Katakana được tạo thành từ các nét thẳng, cong và gấp khúc. Điều này làm cho việc viết và đọc Katakana trở nên thuận tiện và dễ dàng hơn.
Cách phát âm của Katakana rất nhất quán, giúp người học dễ dàng hiểu và giao tiếp bằng tiếng Nhật. Điều này đặc biệt hữu ích trong việc ghi nhớ và phát âm đúng các từ và cụm từ.
Một trong những ứng dụng quan trọng của bảng chữ cái Katakana là để nhấn mạnh và biểu thị các từ nước ngoài, cũng như các từ mượn từ các ngôn ngữ khác ngoài tiếng Trung Quốc.
III. Bảng chữ cái hán tự
Hiện nay, trong từ điển chữ Hán có khoảng 5 vạn chữ Kanji. Tuy nhiên với những người học tiếng Nhật chỉ cần biết khoảng 2000 chữ Kanji thông dụng là đã đủ để giao tiếp và làm việc một cách chuyên nghiệp rồi. Những chữ cái Kanji mà chúng ta cần học là những chữ được sử dụng rộng rãi trong đời sống và sinh hoạt hàng ngày, trong cả công việc, học tập.
• Bộ thủ chữ Hán
Mỗi từ trong bảng chữ cái Kanji đều được cấu tạo từ 1 hoặc nhiều bộ thủ khác nhau. Trong tiếng Nhật có tới 214 bộ thủ nhưng nếu không phải là những người nghiên cứu về Kanji và bạn chỉ học nó với mục đích thông thường thì bạn chỉ cần nắm rõ được 50 bộ thủ thông dụng nhất. Một số bộ thủ trong tiếng Hán khi đứng một mình cũng có nghĩa,nhưng một số bộ khác cần được kết hợp với nhau để tạo thành một từ có ý nghĩa.
Mỗi bộ có một vị trí đứng nhất định, chẳng hạn bộ nhân (1) thường đứng bên phải ( trong chữ 住 (trú))bộ dao
• Phần âm
Cạnh phần bộ là phần âm của các chữ Kanji. Khi đọc phần âm người ta thường căn cứ vào phát âm chuẩn dựa trên âm đọc của người Hoa. Khi chuyển những âm này sang âm Việt, cách đọc không còn chính xác nữa. Dẫu vậy chúng ta vẫn có một số quy tắc nhận biết phần âm trong một vài trường hợp.
Mỗi chữ Kanji đều được cấu tạo từ nhiều bộ phận và nhiều chữ đơn giản, để hiểu và nhớ từng thành phần của nó sẽ giúp chúng ta liên tưởng tới mặt chữ nhanh hơn
Chẳng hạn: Chữ 男 (nam) gồm bộ điền cộng với lục, nó có ý nghĩa là người làm việc trên đồng ruộng.
IV. Mẹo học bảng chữ cái nhanh và nhớ lâu
Để có thể học chữ cái hiragana hiệu quả hãy học từ trái sang phải và áp dụng hình thức sau:
• Bước 1: Ghi nhớ mặt chữ. Tập liên tưởng các từ chữ cái với những đồ vật xung quanh.
• Bước 2: Kết hợp vừa nhìn và vừa lặp lại theo video để nâng cao khả năng nhớ. Hãy nghe và nhắc lại thật nhiều lần cho đến khi bạn phát âm giống hệt như audio.
• Bước 3: Sữ dụng Flashcard một mặt ghi chữ cái Hiragana, mặt còn lại ghi cách đọc của chữ cái đó, dán chúng ở những nơi mà bạn hay lui tới để tận dụng thời gian hơn
• Bước 4: Tập viết từng chữ cái đúng thứ tự các nét. Viết đi viết lại nhiều lần, ngày đầu có thể 3 dòng và các ngày sau hãy tăng lên để mặt chữ in sâu vào tâm trí bạn.
Chúc các bạn học tập thật hiệu quả !!!